star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Chuyên ngành Khoa học Máy tính


Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính có nhiệm vụ đào tạo ngồn nhân lực chất lượng cao cho ngành CNTT

Hiện nay, với sự phát triển của ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) và những định hướng phát triển của đất nước ta đối với ngành CNTT, thì ngành Khoa học máy tính đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các nền tảng nghiên cứu, phát triển các công nghệ trong tương lai, đặc biệt là những nghiên cứu ứng dụng thiết thực trong cuộc sống. Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính có nhiệm vụ đào tạo ngồn nhân lực chất lượng cao cho ngành CNTT. Sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân Khoa học máy tính đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính và công nghệ thông tin, có khả năng thiết kế các hệ thống xử lý tính toán phức tạp, các phần mềm có chất lượng khoa học và công nghệ cao, thử nghiệm, quản lý các hệ thống máy tính, các hệ thống tin học.

- Có khả năng triển khai xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học và phân tích, thiết kế xây dựng các phần mềm có giá trị thực tiễn cao, có tính sáng tạo, đặc biệt là các ứng dụng thông minh dựa trên việc xử lý tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý và khai thác dữ liệu đa phương tiện

- Có khả năng tự học học tập, phân tích độc lập và nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực Khoa học máy tính và các ứng dụng của khoa học máy tính trong Công nghệ thông tin ; có thể tiếp tục học tập ở bậc đào tạo sau đại học.

- Có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong các tình huống nảy sinh trong quá trình làm việc, phân tích và đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế để giải quyết. Có khả năng thiết lập các mục tiêu khả thi, lập kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế để hoàn thành công việc được giao.

- Có khả năng giao tiếp xã hội, làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức; có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống nghề nghiệp khác nhau.

- Có trình độ tiếng Anh tốt, có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể làm việc ở các phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:

1) Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt các đề án công nghệ thông tin đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học,....

2) Có thể làm việc với vai trò là một Chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học, hoặc một lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống.

3) Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin hoặc làm việc tại bộ phận công nghệ thông tin.

4) Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng.

5) Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.

Môn Xét tuyển theo Học bạ:

1. Toán, Lý, Hóa           2. Văn, Toán, Lý     3. Văn, Toán, Hóa            4. Văn, Toán, Anh

 Môn Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT:

1. Toán, Lý, Hóa           2. Toán, KHTN, Văn    3. Văn, Toán, Lý           4. Văn, Toán, Anh

Đặc trưng Ngành học ở Duy Tân

Khoa học máy tính là một trong những chương trình được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn kiểm định của ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology) là một tổ chức kiểm định chương trình đào tạo được thành lập từ năm 1932 bởi các hiệp hội ngành nghề của Mỹ. Do đó chương trình cung cấp cho sinh viên các kỹ năng mềm và kiến thức liên quan đến kỹ thuật để giải quyết các vấn đề phức hợp liên quan đến khoa học máy tính.

Vị trí Ngành học với Kinh tế Đà Nẵng

Trong chiến lược phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045, Đà Nẵng xác định nhiệm vụ “phát triển điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin gắn với nền kinh tế số” là một trong 5 nhiệm vụ ưu tiên triển khai; đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2025, CNTT đóng góp vào 10% GRDP của thành phố và năm 2030 là 15% GRDP. Ngoài ra, Đà Nẵng là thành phố thành công nhất cả nước trong việc xây dựng và triển khai Chính phủ Điện tử. Năm 2020, Đà Nẵng được bầu chọn là thành phố thông minh nhất Việt Nam. Do đó nhu cầu nhân lực trong ngành CNTT và khoa học máy tính sẽ tăng cao trong thời gian tới.

 Cơ hội nghề nghiệp

Facebook, Amazon, Netflix, Zoom... là một số ít các công ty lợi nhuận cao trong thời điểm khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Covid-19. Dịch vụ của cả bốn công ty đều có một điểm chung là nhờ sự góp mặt của Khoa học máy tính. Những bộ phim hoạt hình đình đám của Disney trên những tấm màn lớn hay hình ảnh cô người máy Sophia từng dấy lên mối lo ngại về kỷ nguyên thống trị của Robot...đó chính là những tính năng, ứng dụng tuyệt vời của khoa học máy tính. 

Nếu chọn học Khoa học Máy tính ngay từ bây giờ, bạn không chỉ có một tương lai sự nghiệp rộng mở mà còn vô cùng vững chắc dù thời thế có biến chuyển thế nào đi chăng nữa.

Sinh viên tốt nghiệp ngành KHMT có thể làm việc tại nhiều vị trí như: chuyên viên phân tích, thiết kế về lĩnh vực CNTT; chuyên viên xây dựng dự án, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin; lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống. Bên cạnh đó, cử nhân ngành KHMT có thể tham gia giảng dạy các bộ môn chuyên ngành từ bậc phổ thông đến đại học hoặc trở thành chuyên viên nghiên cứu ở các Viện, trung tâm và cơ quan trực thuộc Bộ, Ngành.