star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Mục tiêu đào tạo


Mục tiêu chung:

  • Có đủ kiến thức về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến ngành Kỹ thuật phần mềm để làm việc nuôi sống bản thân và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương, quốc gia, và khu vực.
  • Có đủ điều kiện để có thể tham gia vào các chương trình đạo tạo cao cấp hơn về lĩnh vực Kỹ thuật phần mềm.
  • Nắm rõ và tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cũng như hiểu rõ những tác động xã hội của nền công nghiệp phần mềm.
  • Nhận thức được tầm quan trọng và có các kỹ năng cần thiết của việc học tập suốt đời. 

Mục tiêu cụ thể:

  • Kiến thức
    • Nâng cao các kiến thức về các phương pháp phát triển phần mềm, các chuẩn và quy trình làm phần mềm, các kiến thức thực tiễn về phát triển phần mềm.
    • Khả năng phân tích, nhận diện và xác định các yêu cầu tính toán và giải pháp tương ứng trong hệ thống.
    • Khả năng thiết kế, thực hiện, và đánh giá một hệ thống phần mềm đáp ứng các yêu cầu về qui trình nghiệp vụ, giải pháp kỹ thuật, phân tích bài toán cho dữ liệu lớn.
    • Khả năng phân tích, thiết kế và cài đặt cơ sở dữ liệu và thuật toán.
    • Có kiến thức về các vấn đề thời sự đương đại trong lĩnh vực công nghệ thông tin công nghiệp phần mểm.
  • Kỹ năng
    • Khả năng hoạt động hiệu quả trong các nhóm để hoàn thành một mục đích chung.
    • Khả năng phân tích tác động cục bộ và toàn cục của hệ thống dữ liệu lớn đối với các cá nhân, tổ chức, và xã hội.
    • Tăng cường kỹ năng phân tích, thiết kế các hệ thống phần mềm, kỹ năng quản trị dự án phát triển phần mềm, kỹ năng lập trình, thành thạo một số công cụ phát triển phầm thông dụng.
  • Năng lực:
    • Sau khi tốt nghiệp, các thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm có hiểu biết cơ bản và cập nhật về lĩnh vực phát triển phần mềm, có năng lực thực hành cao trong phát triển phần mềm, có khả năng quản lý dự án phát triển phần mềm, có năng lực trong việc đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm phần mềm, có năng lực nghiên cứu các vấn đề liên quan về công nghệ phần mềm.
    • Học viên có khả năng tiếp tục nghiên cứu theo các hướng: tiến trình phát triển phần mềm, vấn đề sử dụng lại trong phát triển phần mềm, tự động hóa trong phát triển phần mềm, quản lý dự án phần mềm, kiến trúc phần mềm, phát triển hệ thống thời gian thực, tương tác người máy và thiết kế giao diện…